Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

THÔNG TIN CHUNG MÔN HỌC

THÔNG TIN CHUNG MÔN HỌC

1. Tên học phần: ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

2. Mã số: EE3410

3. Khối lượng 3(3-1-0.5-6)

* Lên lớp lý thuyết 50 tiết

* Bài tập 10 tiết

* Khối lượng thí nghiệm 4 bài

4. Học phần thay thế: không có (đây là học phần bắt buộc)

5. Đối tượng học phần: Sinh viên hệ đại học chính quy

6. Điều kiện học phần:

Học phần học trước: (EE3062,EE3082) hoặc (EE3051,EE3071)

7. Mục tiêu học phần: Cung cấp cho sinh viên khả năng phân tích, đánh giá và tính toán các bộ biến đổi bán dẫn

8. Nội dung tóm tắt học phần: Nghiên cứu quá trình biến đổi và điều khiển năng lượng điện bằng các bộ biến đổi bán dẫn

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

* Dự lớp đầy đủ

* Làm bài tập đầy đủ

* Thí nghiệm đầy đủ

10. Đánh giá kết quả

* Điểm quá trình: trọng số 0.25

* Điểm thi cuối kỳ: trọng số 0.75

11. Tài liệu học tập và tham khảo

[1] Điện tử công suất: Lý thuyết-thiết kế-ứng dụng (tập 1), Lê Văn Doanh, Nguyễn Thế Công, Trần Văn Thịnh. NXB Khoa học và kỹ thuật 2007.

[2] Điện tử công suất: Võ Minh Chính, Phạm Quốc Hải, Dương Văn Minh. NXB Khoa học và Kỹ thuật 2004.

[3] Phân tích và giải mạch điện tử công suất: Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi. NXB Khoa học và Kỹ thuật 1999.

[4] Power Electronics Handbook, Muhammad H. Rashid, Academic Press, 2001.

[5] Power Electronics and Motor Drives: Advances and Trends, Bimal K. Bose, Elsevier & Academic Press, 2006.


12. Giảng viên: Hà Xuân Hòa

Nội dung môn học

NỘI DUNG MÔN HỌC

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC

Phân tích, đánh giá và tính toán các bộ biến đổi bán dẫn

B. NỘI DUNG CHI TIẾT

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM CHUNG

1.1 Các khái niệm chung

1.2 Phân loại

1.3 Ứng dụng

1.4 Các hãng sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử công suất

CHƯƠNG 2: CÁC LINH KIỆN BÁN DẪN CÔNG SUẤT

2.1 Điot/Diode

2.2 Thyristor/SCR/Tiristơ, Triac và GTO

2.3 Transistor lưỡng cực BJT

2.4 Transistor trường

2.5 Transistor IGBT

CHƯƠNG 3: CHỈNH LƯU

3.1 Chỉnh lưu không điều khiển một pha

3.1.1 Sơ đồ một pha có điểm trung tính

3.1.2 Sơ đồ cầu một pha

3.2 Chỉnh lưu không điều khiển ba pha

3.2.1 Sơ đồ ba pha có điểm trung tính

3.2.2 Sơ đồ sáu pha có điểm trung tính

3.2.3 Sơ đồ sáu pha có cuộn kháng cân bằng

3.2.4 Sơ đồ cầu ba pha

3.3 Chỉnh lưu điều khiển một pha

3.3.1 Sơ đồ một pha có điểm trung tính

3.3.2 Sơ đồ cầu một pha

3.4 Chỉnh lưu điều khiển ba pha

3.2.1 Sơ đồ ba pha có điểm trung tính

3.2.4 Sơ đồ cầu ba pha

3.5 Quá trình chuyển mạch

3.6 Ảnh hưởng của bộ chỉnh lưu đối với lưới điện

Ghi chú: Các bộ chỉnh lưu được phân tích dựa vào ba loại tải: thuần trở, trở cảm và sức phản điện động.

CHƯƠNG 4: NGHỊCH LƯU PHỤ THUỘC

4.1 Nghịch lưu phụ thuộc một pha

4.2 Nghịch lưu phụ thuộc ba pha

4.3 Bộ nghịch lưu đảo chiều


CHƯƠNG 5: BỘ ĐIỀU ÁP XOAY CHIỀU

5.1 Bộ điều áp xoay chiều một pha

5.2 Bộ điều áp xoay chiều ba pha

CHƯƠNG 6: BỘ BĂM ÁP MỘT CHIỀU

6.1 Mạch băm giảm áp (buck chopper)

6.2 Mạch băm tăng áp (boost chopper)

6.3 Mạch băm tăng/giảm áp tích lũy điện cảm

6.4 Mạch băm tăng/giảm áp tích lũy điện dung

6.5 Mạch băm áp kiểu cầu

6.6 Các mạch băm có biến áp cách ly

CHƯƠNG 7: BỘ NGHỊCH LƯU ĐỘC LẬP

7.1 Điều chỉnh độ rộng xung

7.2 Nghịch lưu điện áp một pha

7.3 Nghịch lưu điện áp ba pha

7.4 Nghịch lưu dòng điện một pha

7.5 Nghịch lưu dòng điện ba pha

7.6 Nghịch lưu cộng hưởng

CHƯƠNG 8: BIẾN TẦN

8.1 Biến tần trực tiếp

8.2 Biến tần gián tiếp

CHƯƠNG 9: ĐIỀU KHIỂN

9.1 Điều khiển bộ chỉnh lưu/điều áp xoay chiều

9.2 Điều khiển bộ băm áp một chiều

9.3 Điều khiển bộ nghịch lưu và biến tần


Download dạng pdf